Khanh Le
Updated: Jun 25
Hiện nay vấn đề sản phẩm biến động giá là thường ngày, vậy làm sao để cập nhập giá toàn bộ sản phẩm lên hệ thống một cách nhanh nhất?
- vSmartsell giải quyết vấn đề đó với tính năng cập nhập giá tất cả sản phẩm chỉ 4 phút với một vài thao tác cực đơn giản. - Giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn thời gian và công sức.
Hãy liên hệ với vSmartsell để chúng tôi hỗ trợ bạn ---------------------------------------------------------- vSmartsell - Bản nâng cấp 3.0 Giải quyết mọi nỗi lo của bạn Website: http://www.vsmartsell.com Hotline: 0866.135.766 - Khanh #phanmembanhang #phanmemquanlyhanghoa #phanmembanton #quanlytole #satthep #tole #gachmen #quanlybanhang #phanmemtonthep #VLXD #mienphi
Việc cửa hàng của bạn có nhiều chi nhánh đồng nghĩa với việc bạn đang phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh của mình theo đúng định hướng. Bên cạnh đó việc số lượng chi nhánh tăng lên cũng có nghĩa là số lượng hàng hoá, số lượng nhân sự và khối lượng công việc cũng chắc chắn tăng, gây ra nhiều khó khăn và quá tải trong việc quản lý. Nếu bạn cũng đang quản lý chuỗi cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng nhiều chi nhánh hãy tìm hiểu ngay để tránh những sai lầm nghiêm trọng khi quá trình quản lý.
1. Không nắm được chính xác tình trạng tồn kho tại các chi nhánh
Đây là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trong quản lý bán hàng ngay cả khi bạn chỉ quản lý 1 chi nhánh hay nhiều chi nhánh. Đối với các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, tôn, sắt thép thì số lượng hàng hoá tồn kho lớn và các mặt hàng tồn kho có giá trị cao, việc quản lý chính xác tồn kho là vô cùng cần thiết. Nếu không nắm được chính xác tồn có thể bán và tồn kho thực tế tại từng chi nhánh thì bạn có thể bán nhầm hàng đã đã đặt trước của khách hay tình trạng thừa hàng ở chi nhánh này nhưng lại thiếu hàng ở chi nhánh kia.
Việc nắm rõ số lượng tồn kho tại các chi nhánh giúp bạn chủ động trong việc xuất/nhập hàng hóa, điều chuyển hàng hóa hay thậm chí là đẩy hàng tồn kho. Ngoài ra việc quản lý chính xác tồn kho còn giúp cho nhân viên bán hàng tiết kiệm tối đa thời gian tư vấn, kiểm tra và chốt đơn hàng.
2. Hàng hoá sắp xếp không hợp lý
Việc sắp xếp hàng hoá khoa học là bước đầu tiên trong quy trình quản lý tồn kho hiệu quả. Sắp xếp hàng hoá khoa học, theo đúng loại sản phẩm, tên sản phẩm và mã sản phẩm giúp bạn dễ dàng nắm rõ vị trí từng mặt hàng, tiết kiệm thời gian tìm hàng, kiểm kho và còn đảm bảo vấn đề thẩm mỹ kho bãi.
Nếu hàng hoá sắp xếp thiếu hợp lý có thể dẫn đến tình trạng thất lạc, mất mát hay hàng nhập sau bán lại bán trước, hàng tồn kho từ năm này qua năm khác thì lại không biết để bán. Rồi còn chưa kể đến khâu bảo quản mỗi mặt hàng có cách bảo quản khác nhau (như sắt thép thì dễ rỉ sét, gạch men thì dễ bể vỡ, trầy xước …) nếu không bảo quản đúng cách hàng hóa hư hại thì thiệt hại vô cùng lớn cho chủ cửa hàng. Những cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, tôn, sắt thép cần lưu ý tới việc này để tránh những tổn thất không đáng có.
3. Không tự động hoá được số liệu
Chắc bạn không còn xa lạ gì với việc nhân viên kho tốn cả ngày, 2 ngày thậm chí là 3, 4 ngày để kiểm kho, ghi ghi chép chép nhưng kiểm chưa xong thì bán ra nhập vô hàng chục, hàng trăm mặt mỗi ngày. Nếu không có phương pháp kiểm kho hợp lý mà cứ kiểm kho thủ công như vậy thì đến bao giờ kiểm cho khớp với số liệu giữa các chi nhánh.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và những ứng dụng vượt trội của nó, vSmartSell mang đến cho bạn giải pháp quản lý bán hàng mới, giúp quản lý chính xác tồn kho tại kho tổng và các chi nhánh. Những báo cáo thống kê chi tiết xuất/nhập của vSmartSell, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và nguồn nhân lực trong khâu kiểm kho, tồn kho.
Nếu bạn vẫn đang sử dụng sổ sách hay các bảng Excel phức tạp, thì hãy dành ra một chút thời gian để trải nghiệm ngay những tính năng được thiết kế chuyên dụng trên phần mềm quản lý bán hàng vSmartSell. Không chỉ giúp bạn quản lý tồn kho chính xác mà khách hàng, công nợ, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, nhân viên, vận chuyển...Thay vì bạn phải tìm kiếm thông tin ở rất nhiều sổ sách thì chỉ với vài thao tác đơn giản tất cả dữ liệu của bạn đều được đồng bộ trên cùng 1 hệ thống, tự động tính toán và xử lý số liệu đảm bảo các thông tin bạn cần biết luôn nhanh nhất và kịp thời nhất.
4. Nhân viên không được đào tạo kỹ năng đồng bộ
Việc quản lý nhiều chi nhánh khiến bạn không còn đủ thời gian để chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho đúng với quy trình vận hành của doanh nghiệp mình. Mỗi chi nhánh, mỗi nhân viên làm việc theo 1 kiểu không chỉ đơn giản là quy trình không đồng đều, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng. Khách hàng đến chi nhánh A chỉ cần nói mua gì, nhân viên bán hàng chưa kịp lên đơn hàng, in xuất kho thì nhân viên kho đã xuất kho cho khách, không cần ký giao nhận gì cả, khách hàng mua hàng rất nhanh chóng rất hài lòng. Nhưng vài ngày sau khách đến chi nhánh B để đổi hàng thì nhân viên cửa hàng B không biết đơn hàng bán bao giờ, chính sách đổi trả ra sao rồi hàng trả, hàng đổi nhập lại kho tồn kiểu gì. 2 bên gọi qua lại không tìm ra cách giải quyết cuối cùng phải gọi chủ cửa hàng. Lúc này chủ cửa hàng cũng khó xử mà khách hàng thì không vui. Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng giống như vậy?
Để giải quyết vấn đề đào tạo kỹ năng cho nhân viên, chủ cửa hàng cần đưa ra 1 quy trình vận hành từ khâu tư vấn, bán hàng, xuất kho cho đến giao hàng theo 1 trình tự nhất định. Ban đầu có thể sẽ mất thời gian làm quen và thích ứng, nhưng sau thời gian đó mọi hoạt động đều đi vào quy trình, lúc này nhân viên cũ cũng có thể chỉ cho nhân viên mới mà không cần đến chủ cửa hàng phải đích thân hướng dẫn.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để giúp chuẩn hóa quy trình bán hàng theo đúng các bước được thiết kế trên phần mềm. Giải pháp quản lý bán hàng vSmartSell được xây dựng theo quy trình chuẩn của ngành kinh doanh vật liệu xây dựng từ bước đặt hàng, bán hàng, xuất kho đến giao hàng giúp đơn giản quy trình bán hàng cho nhân viên và dễ dàng quản lý cho chủ cửa hàng.
Hiện nay giải pháp quản lý bán hàng vSmartSell là sự lựa chọn hàng đầu cho các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, tôn, sắt thép, gạch men nhiều chi nhánh. vSmartSell giúp quản lý hiệu quả tồn kho, khách hàng, công nợ, doanh thu, lợi nhuận, chi tiêu, chiết khấu, nhân viên và vận chuyển riêng biệt từng chi nhánh và tổng hợp các chi nhánh. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy trải nghiệm ngay giải pháp quản lý bán hàng chuyên dụng vSmartSell hoàn toàn miễn phí tại đây!
Khoảng cách xà gồ mái tôn như thế nào là hợp lý, đúng tiêu chuẩn? Thông thường khách hàng, chủ nhà sẽ ít khi quan tâm đến vấn đề này và cũng không biết cách tính, chỉ có các đơn vị thi công xây dựng mới là người biết và trực tiếp tính toán khi thi công. Nhưng nếu bạn có thể tự tính được khoảng cách xà gồ cho mái tôn nhà mình thì bạn sẽ không chỉ biết được khả năng chịu lực của phần mái, mà còn giúp bạn tính toán và kiểm soát được chi phí khi thi công lắp đặt. Hãy cùng theo dõi bài viết sau của vSmartSell biết được cách tính khoảng cách xà gồ như thế nào nhé.
Xà gồ là gì: Xà gồ chính là bộ phận dùng để chống đỡ sức nặng của phần mái tôn, được tạo thành từ các thanh dạng chữ hoặc dạng rãnh, sắp xếp ngang dọc với sự hỗ trợ của bức tường, kèo gốc, dầm thép sẽ tạo nên độ chắc chắn cho phần mái.
Ứng dụng của xà gồ: Xà gồ có vai trò giúp cho các công trình bền đẹp, chắc chắn, chịu lực, chịu sự ảnh hưởng bởi tác động của môi trường, thiên tai, thời tiết nên thường được sử dụng làm kèo trên phần mái và làm khung trong các công trình nhà xưởng.
Phân loại xà gồ:
Phân loại theo chất liệu:
+ Xà gồ thép mạ hợp kim nhôm kẽm được làm từ thép cán nóng, cán nguội sau đó được phủ một lớp mạ hợp kim nhôm kẽm lên bề mặt. Loại xà gồ này có khả năng chịu lực lớn, chống được sự oxi hóa do môi trường khắc nghiệt tác động trong thời gian dài, thân thiện với môi trường. Do có tình thẩm mỹ cao và lắp đặt dễ dàng nên xà gồ thép mạ kẽm thường được người dùng sử dụng nhiều hơn so với các loại xà gồ khác.
+ Xà gồ thép đen là loại xà gồ được làm hoàn toàn từ nguyên liệu thép cao cấp, qua quy trình cán nóng thép bằng công nghệ hiện đại cho ra sản phẩm xà gồ có chất lượng cao, nhẹ và bền chắc, chống cháy tốt và không gây ô nhiễm môi trường.
Phân loại theo hình dạng:
Trên thị trường hiện nay, các loại xà gồ có hình chữ Z, C, U, I với nhiều kích thước khác nhau như: 80, 100, 125, 150, 180, 200, 250, 300 độ dày từ 1.5mm đến 3mm để phù hợp với nhiều loại hình công trình khác nhau.
Cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn hợp lý:
Các yếu tố quan trọng để xác định khoảng cách xà gồ mái tôn:
Độ dày (trọng lượng) của các nguyên vật liệu được sử dụng như xà gồ, kèo và tôn tấm.
Độ dốc của mái, đây là yếu tố quan trọng trong khâu chuẩn bị nguyên vật liệu và tính được khoảng cách xà gồ phù hợp. Độ dốc mái phụ thuộc vào chiều dài mái cần thoát nước, lưu lượng nước mưa (những khu vực có mùa kéo dài trong năm) và tính thẩm mỹ của công trình
Công thức tính độ dốc của mái tôn : được xác định bằng khoảng cách điểm cao nhất và điểm thấp nhất (thông thường độ dốc tối thiểu phải lớn hơn 15%)
Độ dốc mái tôn = chiều cao mái/chiều dài mái
Trong trường hợp độ dốc mái là tối thiểu, yêu cầu xà gồ mái phải thật phẳng, phần úp nóc trên mái và các điểm chồng, nối tôn phải được xử lý thật kín để tránh trường hợp bị rò nước vào mùa mưa.
Khoảng cách xà gồ lý tưởng dao động từ 70 - 90cm đối với các loại tôn màu 1 lớp và 80 - 120cm với các loại tôn PU cách nhiệt.
Khoảng cách xà gồ được tính hợp lý giúp cho khả năng nâng đỡ phần mái tốt nhất, hạn chế những ảnh hưởng từ môi trường, khí hậu và thời tiết. Nâng cao mức độ an toàn, độ bền, đẹp và tuổi thọ của công trình xây dựng. Và đương nhiên việc tính toán hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát được chi phí trong lúc thi công và tiết kiệm chi phí sửa chữa trong quá trình sử dụng. vSmartSell hy vọng qua bài viết sẽ giúp chủ nhà, chủ công trình có tính được khoảng cách xà gồ phần mái hợp lý cho công trình của mình.